Huyện Tây Giang vượt khó khăn để nâng cao thu nhập cho người dân

Với quyết tâm cao và tinh thần chủ động, quyết liệt, sâu sát thực tế, huyện Tây Giang đ
Năm 2020, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, huyện miền núi cao Tây Giang (Quảng Nam) đã gặp nhiều khó khăn bởi tình hình dịch bệnh Covid-19, thiên tai, bão lũ thường xuyên xảy ra. Song, với quyết tâm cao và tinh thần chủ động, quyết liệt, sâu sát thực tế, huyện Tây Giang đã đảm bảo được tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương…
 

Ông Nguyễn Văn Lượm – Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, năm 2020 tổng giá trị sản xuất đạt 436.601 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 6,18%, so với kế hoạch tăng 95,39%, trong đó giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước tính năm 2020 là 146.292 triệu đồng, tăng 3,62% so với năm 2019; Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng ước đạt 200.548 triệu đồng, tăng 10,55% so với năm 2019; Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ năm 2020 ước đạt 184.252 triệu đồng; Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 là 23,70 triệu đồng, tăng 1,35 triệu đồng so với năm 2019, đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Ông Nguyễn Văn Lượm – Chủ tịch UBND huyện Tây Giang chia sẻ tình hình kinh tế, xã hội của huyện với Phóng viên Báo NTNN Điện tử Dân Việt

“Riêng về xây dựng Nông thôn mới, đến nay, huyện đã có 2 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là xã Anông năm 2014 và xã Lăng năm 2015, tỷ lệ đạt 20% tổng số xã. Hiện nay, xã Atiêng đã trình hồ sơ minh chứng để đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM trong năm 2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tình hình thiên tai nên chưa đề nghị công nhận xã đạt chuẩn NTM.

Đối với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), năm 2020 huyện có 4 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đó là Mứt Đảng sâm Tây Giang; Chè dây Tây Giang; Đảng sâm ngâm mật ong; Cao Ba kích. Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm đã tổ chức họp để chấm chọn các sản phẩm trên, kết quả 4 sản phẩm trên đều đạt điểm từ 3-4 sao và đã gửi đi tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm tại tỉnh; tạo điều kiện cho Dự án Trường Sơn Xanh xây dựng 1 điểm Trung tâm OCOP tại thôn Aró, xã Lăng và tăng cường vận động các hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm”, ông Lượm chia sẻ.

Với quyết tâm cao và tinh thần chủ động, quyết liệt, sâu sát thực tế, huyện Tây Giang đ
Với quyết tâm cao và tinh thần chủ động, quyết liệt, sâu sát thực tế, huyện Tây Giang

Cũng theo ông Nguyễn Văn Lượm, bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội nhằm giúp người dân tăng cao thu nhập, từ đó cũng giúp cho tỷ lệ hội nghèo của huyện giảm đáng kể. Kết quả tổng số hộ nghèo đăng ký thoát nghèo năm 2020 là 203 hộ/921 khẩu hộ nghèo, 21 hộ/88 khẩu cận nghèo. Kết quả sơ bộ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020, toàn huyện có 1.812 hộ nghèo (tỷ lệ 34,63%), 92 hộ cận nghèo (tỷ lệ 1,76%), giảm 3,44% so với năm 2019. Giảm được 179/220 hộ nghèo, đạt 81,36% chỉ tiêu Nghị quyết.

Trung tâm hành chính huyện Tây Giang ngày càng khởi sắc
Trung tâm hành chính huyện Tây Giang ngày càng khởi sắc

“Thời gian tới, huyện tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo chính sách thông thoáng về đất đai, nhân lực, thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút nguồn vốn của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào huyện; huy động và khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện về lao động, tài nguyên, đất đai… để phát triển du lịch, phát triển kết cấu hạ tầng. Tuyên truyền, vận động nhân dân tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống; không phát, đốt rừng già, rừng đầu nguồn để làm nương rẫy”, ông Lượm nói.

Huyện Tây Giang vượt khó khăn để nâng cao thu nhập cho người dân

Theo đó, năm 2021, huyện Tây Giang (Quảng Nam) phấn đấu công nhận xã Atiêng đạt chuẩn xã nông thôn mới; xã Anông tăng 1 tiêu chí (từ 17 lên 18 tiêu chí); xã Lăng 1 tiêu chí (từ 18 lên 19 tiêu chí). Phấn đấu nâng tổng số tiêu chí NTM toàn huyện lên 125 tiêu chí. Xây dựng 3 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; 10 thôn đạt chuẩn Nông thôn mới.

Riêng sản phẩm OCOP, mỗi xã xây dựng từ 2-4 mô hình sản xuất. Có 4-5 sản phẩm OCOP được chứng nhận; duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX hiện có; khôi phục và nâng chất lượng 1 Làng nghề truyền thống. Sẽ thành lập và đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp (Aró, xã Lăng); xây dựng 1 nhà máy nước sạch; xây dựng chợ trung tâm huyện; Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia 99% (trừ thôn Aur, xã Avương); Giảm số hộ nghèo 210-240 hộ (tương ứng từ 4-5%); Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho 220-250 lao động (đào tạo nghề: 80; giải quyết việc làm: 120; xuất khẩu lao động 20-50 lao động); Xóa nhà tạm 250 nhà…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *