Thực hiện chương trình “Mỗi thanh niên một ý tưởng sáng tạo”, nhất là trong việc ứng dung các vật liệu thân thiện với môi trường chống việc sử dung túi ni lông trong cuộc sống. Vừa qua, Huyện đoàn đã kịp thời chỉ đạo các cấp Đoàn trên địa bàn huyện đẩy mạnh truyền thông đến cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên và người dân nâng cao trách nhiệm trong việc tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường trong cuộc sống như: sử dụng lá chuối hoặc lá dong trong việc buộc những bó rau hoặc đựng các đồ ăn; sử dụng ống tre để làm ống hút thay vì sử dung ống nhựa nhỏ để bán cho khách tại các quán nước, sử dụng các sản phẩm đan lát bằng tre, dây mây để làm túi đựng đồ ăn, đựng rau,….thay vì sử dụng các túi nhựa hoặc bao ni lông không tiêu hủy và ảnh hưởng đển môi trường lâu dài.
Theo đó, Huyện đoàn đã chọn xã Ch’ơm là đơn vị triển khai đầu tiên mô hình “Thanh niên đi đầu trong việc nói không với sử dụng túi ni lon” trong cuộc sống. Chi đoàn thôn Atu là đơn vị được lựa chọn và anh Zơrâm Thân là người đảm nhận mô hình “sử dụng ống tre nhỏ để làm ống hút thay cho ống nhựa nhỏ” để cung ứng cho các quán nước trên địa bàn xã. Với mô hình này, trong thời gian qua các quán nước trên địa bàn xã đã tạo được một hiệu ứng tích cực là hạn chế sử dụng ống nhựa được thay bằng ống tre nhỏ để cho thực khách được cảm giác an toàn và thân thiện với môi trường khi thưởng thức những ly nước.
Mô hình của chi đoàn thôn Atu, xã Ch’ơm bước đầu được lan tỏa và được sự hưởng ứng tích cực và đồng thuận cao từ lãnh đạo địa phương, Huyện đoàn trong công tác cộng đồng cùng chung tay nói không với rác thải nhựa. Mong muốn rằng mô hình này sẽ được lan tỏa rộng rãi và được nhân rộng trên địa bàn huyện trong thời gian đến góp phần trong việc bảo vệ môi trường sống trong sạch.
*Một số hình ảnh:
Đồng thời, trong năm học 2022 – 2023, Huyện đoàn – Hội đồng Đội huyện triển khai hiệu quả mô hình “Chống rác thải nhựa trong trường học” tại Liên đội Trường Tiểu học Atiêng nhằm mục đích giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
Rác thải nhựa đang là mối nguy hại rất lớn đối với môi trường và chính cuộc sống của chúng ta. Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, trong đó 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và 10% còn lại là được tái chế. Vì vậy, để giảm thiểu rác thải nhựa, ngay từ trong nhà trường mỗi học sinh cần được giáo dục hạn chế rác thải nhựa ra môi trường và có các hành động cụ thể để quản lí rác thải nhựa. Mô hình sáng tạo chống rác thải nhựa trong trường học là mô hình học sinh nhận biết rác thải nhựa, phân loại, tiết kiệm nước, vệ sinh, tái sử dụng đồ dùng, giáo dục tiết kiệm thân thiện với môi trường, giáo dục giá trị bản thân, gia đình cộng đồng và thói quen nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt cho học sinh.
(Thêm hình mô hình nhà Rác tại Trường TH Atiêng)
Bài và hình: huyện đoàn Tây Giang