Tại Kế hoạch số 147, ngày 07/10/2022 của UBND huyện về vận động nguồn lực cho hoạt động Bảo trợ trẻ em huyện Tây Giang giai đoạn 2022 – 2025. Cụ thể, giai đoạn 2022-2025, huyện Tây Giang phấn đấu vận động đạt 700 triệu đồng để hỗ trợ trực tiếp cho 1.500 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.
Nguồn kinh phí vận động sẽ được huyện ưu tiên hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, hỗ trợ học bổng, chi phí học tập, từng bước giảm khoảng cách chênh lệch, nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ em và giảm thiểu sự bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm trẻ, đảm bảo cho trẻ được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.
Cụ thể, giai đoạn 2022-2025, phấn đấu vận động đạt 700 triệu đồng để hỗ trợ trực tiếp cho 1.500 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Đối tượng thụ hưởng là trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật; trẻ em là nạn nhân chất độc hoá học; trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS; trẻ em bị tai nạn thương tích; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy, trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ em mắc các bệnh nặng, hiểm nghèo cần chi phí điều trị cao; trẻ em ở vùng bị thiên tai, dịch bệnh; trẻ em được tài trợ theo địa chỉ cụ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ; hỗ trợ học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vượt khó, học khá, giỏi.
Để thực hiện mục tiêu trên, Kế hoạch cũng đề ra một số giải pháp như đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và Nhân dân đóng góp nguồn lực thực hiện mục tiêu, nội dung của kế hoạch; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và mọi tầng lớp nhân dân đóng góp nguồn lực cho hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em; tăng cường vận động, lồng ghép các nguồn lực; đẩy mạnh kết nối, tranh thủ, tiếp nhận và hướng dẫn sử dụng đúng mục đích nguồn vận động, hỗ trợ từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Đồng thời, thực hiện xã hội hoá công tác huy động nguồn lực thông qua vận động đóng góp của doanh nghiệp, của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động trong các cơ quan nhằm xây dựng nguồn lực cho hoạt động bảo trợ trẻ em.
Tác giả: Thị Bhố